Trước “diễn biến” phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Covid-19. Trước quyết định hết sức đúng đắn của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh, Sở GD&ĐT Lào Cai, Phòng GD&ĐT thị xã Sa Pa về việc cho học sinh nghỉ học để đảm bảo mục tiêu cao nhất vì sự an toàn cho học sinh trong phòng chống dịch Covid-19. Cụ thể, học sinh trên địa bàn huyện cũng như các em học sinh trường Tiểu học Sử Pán được nghỉ từ 3/2 đến 29/2/2020. Thực hiện tinh thần chỉ đạo và quán triệt của Phòng GD&ĐT tại công văn số 23/PGD&ĐT-CMNV, ngày 11/2/2020 V/v yêu cầu triển khai nghiên cứu các bộ sách giáo khoa mới theo CTGDPT năm 2018. Trường Tiểu học Sử Pán nghỉ học phòng virus Covid-19: “Công tác sinh hoạt chuyên môn triển khai nghiên cứu các bộ sách giáo khoa mới theo CTGDPT năm 2018 chuẩn bị cho năm học 2020-2021 đạt hiệu quả cao”.

Thực hiện tinh thần chỉ đạo và quán triệt của Phòng GD&ĐT tại công văn số 23/PGD&ĐT-CMNV, ngày 11/2/2020 V/v yêu cầu triển khai nghiên cứu các bộ sách giáo khoa mới theo CTGDPT năm 2018. Để giúp giúp giáo viên không xao nhãng công tác chuyên môn, tranh thủ chuẩn bị các điều kiện nghiên cứu kĩ về các bộ sách sẽ lựa chọn phục vụ năm học 2020-2021 với khối lớp 1 khi thời gian nghỉ học kéo dài. Trường Tiểu học Sử Pán nghỉ học phòng virus Covid-19: “Công tác sinh hoạt chuyên môn triển khai nghiên cứu các bộ sách giáo khoa mới theo CTGDPT năm 2018 chuẩn bị cho năm học 2020-2021 đạt hiệu quả cao”.

Ngay khi học sinh nghỉ học, Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo, phân công nhiệm vụ tới Tổ chuyên môn cùng các đồng chí trưởng khối những yêu cầu cần làm trong quá trình nghiên cứu sách.

BGH và tổ chuyên môn hướng dẫn nghiên cứu sách

Sau khi họp phân công nhiệm vụ, hướng dẫn cách nghiên cứu sách. Nhà trường đã yêu cầu GV nghiên cứu cá nhân, hàng ngày nộp báo cáo nhật ký kết quả nghiên cứu của cá nhân mình cho Tổ chuyên môn theo hệ thống câu hỏi với các nội dung như sau:

- Tên 05 các bộ sách được BGD&ĐT chọn, nhà xuất bản nào sản xuất.

- Tác giả của các sách (theo từng bộ).

- Nội dung của môn học có phù hợp với học sinh không và so sánh với sách hiện hành.

- Hình thức trình bày của môn (bộ sách): kênh hình, kênh chữ như thế nào (có bài so sách cụ thể).

- Tính tích hợp, tính hiện đại, tính cập nhật khoa học công nghệ.

- Tính kế thừa các phương pháp dạy học đã triển khai.

- Đồng chí thích bộ sách nào nhất? Vì sao?

BGH nhà trường cùng GV nghiên cứu, xây dựng báo cáo tổng hợp.

Qua quá trình nghiên cứu CBQL, GV đã nhận thức được các vấn đề sau:

+ Các bộ sách theo Quyết định số 4507/QĐ-BGD&ĐT, ngày 21/11/2019

+ Tên của từng bộ sách

+ Tác giả của từng đầu sách

+ Nhà xuất bản của các bộ sách

+ Kênh hình, kênh chữ và cấu trúc của các bộ sách,....

Sau khi tổng hợp các ý kiến nghiên cứu của CBQL, GV nhà trường nhận thấy “bộ sách Cánh diều” của nhà xuất bản Đại học Sư phạm (thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (thuộc Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh) có nội dung kiến thức và kênh hình, kênh chữ phù hợp với điều kiện đặc thù của nhà trường./.

Nguyễn Thị Vân Anh